5 CẤP ĐỘ TIẾN HÓA CỦA LẬP TRÌNH VIÊN TRONG NGÀNH LẬP TRÌNH

Duy Lê
Duy Lê

Đã bao giờ bạn thắc mắc, lập trình viên có phân cấp trình độ theo số năm kinh nghiệm không? Câu trả lời là có. Không những phân cấp trình độ mà còn có những tên gọi (danh xưng) ứng với các mốc trình độ của LTV trong ngành lập trình đấy! Hôm nay hãy cùng “giải ngố” vấn đề này qua bài viết “5 cấp độ tiến hóa của Lập trình viên trong ngành Lập trình” nhé!

1. Intern.

Thực tập sinh là mức đầu tiên. Ở mức Intern, bạn sẽ được học việc tại công ty trong khoảng 2 – 6 tháng để tiến lên mức lập trình viên chuyên nghiệp.

2. Fresher.

Là mức trình độ đầu tiên của lập trình viên chuyên nghiệp sau khi hoàn thành quá trình thực tập hoặc học việc. Thông thường, LTV dưới 1 năm kinh nghiệm làm việc thực tế vẫn được tính ở mức Fresher.

3. Junior.

Khi có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm, trình độ lập trình của bạn sẽ ở mốc Junior. Khi này, LTV đã có tương đối về kinh nghiệm làm việc thực tế và bắt đầu có hiện tượng “nhảy việc” giữa các công ty để đạt thu nhập cao hơn.

4. Middle.

Là mức level trung cấp hoặc cận cao cấp trong nghề lập trình. LTV có từ 2 – 4 năm kinh nghiệm sẽ được coi ở level Middle. Tiếng Anh cũng là tiêu chí quan trọng để phân cấp LTV ở mức middle trở lên.

5. Senior.

Thông thường, khi có từ 4 đến 5 năm lập trình kinh nghiệm trở lên và tư duy, hiệu suất công việc thường xuyên ở mức cao, danh xưng Senior là dành cho bạn. Tuy nhiên, khi đã ở mức level này, bạn vẫn cần duy trì hiệu suất công việc tốt và thường xuyên cập nhật các kiến thức, công nghệ mới nếu không muốn bị tụt lại phía sau.

Tạm kết

Hy vọng bài viết “5 cấp độ tiến hóa của Lập trình viên trong ngành lập trình” sẽ giúp “giải ngố” cho bạn khi tìm hiểu về ngành CNTT nói chung và ngành lập trình nói riêng. Nếu bạn có thêm những kinh nghiệm hay trong quá trình học và làm lập trình thì đừng ngại chia sẻ thêm ở phần bình luận nhé!

Địa chỉ: Trung tâm CodeFresher, số 104 Hoàng Ngân, Cầu Giấy, Hà Nội – SĐT: 081.318.8668

Duy Lê

Duy Le - Cáo lập trình Giải đáp nhanh nhất những thắc mắc trong ngành CNTT